Archive for Tháng Mười Một 29th, 2010

Mù chữ – một thách thức của sự phát triển

(Bài đã đăng báo ĐL, ở đây)
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), khả năng biết đọc, biết viết là “khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in và viết ra, liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Và mù chữ được hiểu là tình trạng người không biết đọc, không biết viết .
UNESCO đã quyết định chọn ngày 8-9 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ. Ngày này được kỷ niệm lần đầu tiên vào năm 1966 với mục đích nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục cho các công dân, các cộng đồng và toàn xã hội. Đến bây giờ, khi mà thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sắp trôi qua, việc xóa mù chữ vẫn là vấn đề mang tính cấp bách được cả thế giới quan tâm.

Ở nước ta, ngay sau ngày tuyên bố độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch xóa mù chữ, coi mù chữ như một quốc nạn. Tháng 9-1945, Nha Bình dân học vụ được thành lập, từ đó phong trào “Diệt giặc dốt” được dấy lên trong toàn xã hội. Như vậy, mù chữ ở nước ta đã từng được xem là một trong 3 loại giặc nguy hiểm (hai loại giặc kia là giặc đói và giặc ngoại xâm). Nay, chúng ta không còn bị ngoại xâm, chúng ta cũng không đói nhưng vẫn tồn tại “giặc dốt” bởi số lượng người mù chữ của cả nước  là gần 1,7 triệu (theo VNExpress ngày 28-10-2008).

Một lớp bình dân học vụ xóa mù chữ sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân năm 1945. (Ảnh: T.L)

Một lớp bình dân học vụ xóa mù chữ sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân năm 1945. (Ảnh: T.L)

Tiếp tục đọc

CÚN ĐI THI

Mời Ông ngoại xem thí sinh số 12 có vào vòng chung kết được không ạ.


Tiếp tục đọc

HAIKU TRƯỚC CÁI CHẾT CỦA THÀNH TUYÊN

Duyên do là bác Lê Hoàng “đầu têu” chuyện Haiku, rồi đọc mấy bài về việc người ta phá thành nhà Mạc* để xây mới nên mới có sự ghán ghép chẳng giống ai này. Trước là để các bác hai cu và ai quan tâm thì đọc chơi, sau là lưu lại cảm xúc về cái chết của thành Tuyên.


Cổng thành Tuyên ngày ấy….

Bây giờ!

Tiếp tục đọc

XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH – QUYỀN NHÂN THÂN ĐƯỢC PHÁP LUẬT CÔNG NHẬN

Xét về giới tính, xã hội cơ bản chia làm hai giới tính là nam và nữ. Theo lẽ thông thường, sau khi một đứa trẻ ra đời, tuỳ thuộc vào giới tính của trẻ mà chúng sẽ được giáo dục, định hướng để có những mô hình hành vi, cách thức ứng xử, phương pháp giao tiếp khác nhau. Trên thực tế, những người ở trong hoàn cảnh “hình mai, hồn trúc”, luôn ở trong tình trạng khó khăn “tìm lại chính mình”. Những người “trai chẳng ra trai, gái chẳng ra gái’ ấy luôn sống một cuộc sống khó khăn, không có điều kiện thuận lợi để phát huy hết năng lực của bản thân bởi xã hội nhìn nhận họ như một nhóm xã hội “bên lề”. Họ luôn nhận được ánh nhìn hiếu kỳ, thái độ kỳ thị từ phía xã hội. Trong mắt người khác, những hành động của họ thật “chả ra làm sao”, thậm chí là “bệnh hoạn”. Ở Việt Nam, đã có nhiều trường hợp đi nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính như báo chí đã có đề cập, nhưng sau khi chuyển đổi giới tính, mọi việc cũng không dễ dàng với họ bởi sự khó khăn khi hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục đọc